Nhận xét đánh giá nhân viên là một trong những khâu quan trọng nhất trong công tác quản trị nhân sự của mỗi doanh nghiệp. Làm thế nào để đánh giá và nhìn nhận nhân viên một cách công tâm nhất luôn là trăn trở của những người làm nhân sự. Ninja sẽ giúp nhà quản trị tìm hiểu những lời nhận xét đánh giá nhân viên phù hợp theo từng khía cạnh công việc trong bài viết này.
I. Lưu ý lời nhận xét đánh giá nhân viên
1. Đánh giá nhân viên dựa trên căn cứ thực tế
Nhà quản lý cần tiến hành đánh giá nhân viên bao gồm nhận xét đánh giá nhân viên thử việc một cách minh bạch. Điều này dựa trên kết quả công việc thực tế của họ và phải có minh chứng cụ thể để làm điều này.
Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp nên thiết lập một bộ tiêu chí minh bạch và rõ ràng để tạo ra một khung tham chiếu trong việc đánh giá năng lực của nhân sự. Các tiêu chí đánh giá nhân viên cần đáp ứng yêu cầu có thể đo lường và được cụ thể hóa. Ví dụ như: KPI (Chỉ số hiệu suất quan trọng), số lượng sản phẩm, khối lượng công việc,…”
2. Đánh giá nhân viên công tâm
Đánh giá năng lực của nhân viên là cơ sở để nhà quản lý đưa ra những quyết định quan trọng ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi của nhân sự. Bao gồm tăng lương, thăng chức, khen thưởng hoặc nhắc nhở, khiển trách. Bởi vậy bất kỳ nhân viên nào cũng muốn được nhìn nhận năng lực một cách công tâm, thỏa đáng nhất. Tương xứng với những nỗ lực và giá trị của họ.
3. Không chỉ trích, chê bai nhân viên
Không nên biến buổi đánh giá trở thành cơn “ác mộng” mà không một nhân viên nào muốn tham gia. Một buổi đánh giá nặng nề sẽ kéo theo một loạt những hậu quả như khiến nhân viên xuống tinh thần, mất động lực làm việc. Đồng thời giảm năng suất và thậm chí đi đến quyết định rời bỏ công ty.
4. Cân bằng giữa khen ngợi và phê bình
Một buổi đánh giá năng lực là dịp để nhân viên được công nhận những thành quả, cống hiến của mình. Đồng thời cũng giúp họ nhận ra những điểm yếu cần cải thiện để hoàn thành công việc tốt hơn. Bởi vậy, nhà quản lý cần lưu ý đánh giá nhân viên một cách toàn diện và cân bằng giữa ngợi khen và bình phẩm.
II. Tổng hợp những lời nhận xét đánh giá nhân viên chi tiết nhất
Sử dụng câu từ không khéo léo có thể làm căng thẳng mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên. Điều này dẫn đến những tình huống nhân sự xấu không cần thiết. Vì thế, dưới đây Ninja sẽ chia sẻ đến bạn một số mẫu nhận xét đánh giá nhân viên hay có thể áp dụng trong các trường hợp khác nhau để bạn có thể tham khảo.
1. Lời đánh giá nhân viên hay về mức độ hiệu quả công việc
– Tuyên Dương
+ Chủ động và có thái độ cầu tiến tích cực trong công việc. Hoàn thành tối đa 100% công việc được giao.
+ Có những sáng kiến hay, thiết thực, tự tìm hiểu thu thập thông tin vận dụng tốt nguồn tài nguyên.
+ Đặt ra những mục tiêu cụ thế và đo lường sự cố gắng bằng việc hoàn thành các mục tiêu đề ra.
+ Chịu trách nhiệm với phần công việc phụ trách.
+ Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi cần thiết.
– Phê Bình
+ Công việc thì làm dang dở, hay bị xao nhãng và không đạt hiệu quả như mong đợi.
+ Bị động và không có thái độ tích cực trong công việc của bản thân.
+ Thiết lập mục tiêu không phù hợp.
+ Ôm đồm nhiều việc,dẫn đến công việc chung bị trì tuệ, không hoàn thành đúng hạn.
+ Chưa phối hợp tốt với đồng nghiệp và hay có thái độ đổ lỗi cho người khác.
2. Lời đánh giá hay về tính chuyên cần của nhân viên
– Tuyên dương
+ Có mặt tại công ty/dự án đúng giờ.
+ Chủ động sắp xếp lịch trình làm việc của bản thân, phù hợp với tiến trình công việc của đội, nhóm, công ty/dự án.
+ Ít khi vắng mặt, có lý do rõ ràng mỗi khi vắng mặt.
+ Đảm bảo hiệu suất công việc, hoàn thành tốt những công việc được giao trong thời gian cho phép.
+ Luôn đúng giờ tại các cuộc họp của hội, nhóm, công ty/dự án, chuẩn bị tài liệu cần thiết đầy đủ mỗi khi tham gia các cuộc họp.
+ Quản lý tốt lịch trình công việc của bản thân.
+ Tuân thủ chính sách làm việc của công ty/dự án khi sắp xếp ngày nghỉ.
– Phê bình
+ Thường xuyên muộn giờ làm tại công ty/dự án.
+ Chưa có ý thức chủ động nắm lịch trình làm việc của bản thân, chưa quản lý tốt các công việc bản thân được giao.
+ Nhầm lẫn lịch trình làm việc của bản thân với thời gian làm việc chung của đội, nhóm tại công ty/dự án, chưa có sự sắp xếp lịch trình làm việc hợp lý.
+ Thường xuyên vắng mặt, không có lý do chính đáng khi vắng mặt.
+ Lơ là công việc, hiệu suất công việc không được đảm bảo, công việc hoàn thành chậm trễ hoặc không hoàn thành, làm ảnh hưởng đến công việc chung của đội, nhóm tại công ty/dự án.
+ Chưa có ý thức tự quản lý lịch trình làm việc của mình, chậm trễ trong các công việc của bản thân.
+ Đến trễ hoặc vắng mặt tại các cuộc họp của công ty/dự án, thiếu sự chuẩn bị trước các cuộc họp, đã nhận cảnh cáo một số lần.
+ Chưa tuân thủ đúng chính sách làm việc của công ty/dự án.
3. Lời đánh giá nhân viên về khả năng đào tạo và lãnh đạo
– Tuyên dương
+ Thấu hiểu từng thành viên trong đội, nhóm.
+ Cởi mở, hòa đồng với đội, nhóm của mình và tạo nên không khí thân thiện. Gắn kết giữa các thành viên trong đội, nhóm của mình, nâng cao tinh thần làm việc.
+ Ân cần với các nhân viên mới trong đội, nhóm, tận tình đào tạo và dẫn dắt nhân viên mới để nhân viên mới hoàn thành tốt công việc.
+ Khuyến khích các thành viên trong nhóm chủ động, trung thực trong công việc và có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.
+ Hiểu được khả năng làm việc của từng thành viên trong đội, nhóm. Từ đó phân công công việc một cách hiệu quả phù hợp với mỗi người.
+ Luôn sẵn sàng lắng nghe các thành viên. Tìm hiểu những khó khăn mà các thành viên gặp phải để tìm cách khắc phục.
+ Có cách riêng đối với từng thành viên để thúc đẩy công việc. Cung cấp công cụ, thông tin cần thiết để các thành viên nhanh chóng hoàn thành công việc của mình.
+ Có những ảnh hưởng tích cực đến các thành viên trong đội nhóm. Không quản lý, kiểm soát các thành viên quá mức.
– Phê bình
+ Thiếu đi sự gần gũi, cởi mở với các thành viên trong đội nhóm. Có xu hướng áp đặt, ra lệnh đối với các thành viên trong đội, nhóm.
+ Không có sự thấu hiểu về khả năng làm việc của các thành viên trong đội, nhóm. Phân công công việc theo cảm tính khiến nhân viên gặp nhiều khó khăn trong công việc.
+ Không kiên trì với các nhân viên mới, thiếu đi sự tận tâm khi chỉ dạy nhân viên mới.
+ Không công nhận thành tích của cả đội, nhóm, không tạo được bầu không khí tích cực của đội, nhóm trong công việc.
+ Thiếu sự lắng nghe đối với từng thành viên, không giúp đỡ các thành viên trong đội, nhóm hoàn thành công việc của mỗi người.
+ Không nhận được sự tín nhiệm của các thành viên trong đội, nhóm.
+ Không coi trọng các chính sách của công ty/dự án và không giải thích cụ thể với các thành viên trong đội, nhóm quy trình làm việc.
4. Lời đánh giá hay về kỹ năng giao tiếp của nhân viên
– Tuyên dương
+ Giao tiếp hiệu quả, phối hợp tốt với các thành viên trong team.
+ Có những câu hỏi thích hợp và sâu sắc, thường xuyên có những phản hồi mang tính xây dựng.
+ Luôn nỗ lực thúc đẩy tinh thần làm việc của đồng nghiệp và góp phần tạo ra môi trường làm việc tích cực.
– Phê bình
+ Thiếu tự tin và giao tiếp không hiệu quả với đồng nghiệp.
+ Tạo khoảng cách với đồng nghiệp vì cư xử kém.
+ Thường xuyên đổ lỗi cho người khác.
5. Lời đánh giá nhân viên về kỹ năng làm việc, phối hợp nhóm
– Tuyên dương
+ Có tinh thần đồng đội cao, sẵn sàng hợp tác với các đồng nghiệp trong nhóm để hoàn thành công việc.
+ Rất giỏi trong việc khích lệ các thành viên khác thực hiện công việc bằng nỗ lực tốt nhất của họ.
+ Thường xuyên chia sẻ kiến thức chuyên môn với mọi người.
– Phê bình
+ Không tích cực hợp tác với các thành viên trong nhóm.
+ Chỉ tập trung hoàn thành công việc cá nhân, không quan tâm và giúp đỡ các thành viên khác.
+ Có xu hướng đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm hoặc khi kết quả kém.
6. Lời đánh giá nhân viên về khả năng sáng tạo trong công việc
– Tuyên dương
+ Luôn nhảy ra các ý tưởng mới, các sáng kiến mang tính khả thi cho công ty/dự án.
+ Có những quan điểm, góc nhìn mới lạ để giải quyết các vấn đề được đặt ra.
+ Có con mắt thẩm mỹ riêng và tạo được nét đặc trưng trong những thành phẩm công việc của mình.
+ Tạo điều kiện để trí tưởng tượng và óc sáng tạo của bản thân phát triển, luôn học hỏi và tìm tòi những cái mới trong công việc.
+ Khuyến khích sự sáng tạo ở đồng nghiệp cũng như các cấp quản lý cao hơn. Góp phần vào việc cải thiện quy trình làm việc tại công ty/dự án.
– Phê bình
+ Có thái độ bảo thủ, không tiếp thu những ý tưởng, sáng kiến mới, chỉ mong muốn làm việc theo quy trình có sẵn.
+ Không ủng hộ những thay đổi, chỉ thay đổi khi được yêu cầu và miễn cưỡng chấp nhận.
+ Thiếu đi sự sáng tạo trong công việc, không khuyến khích sự sáng tạo trong môi trường làm việc.
+ Không truyền cảm hứng sáng tạo đến đồng nghiệp.
+ Chưa có ý thức chủ động tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề của bản thân, chủ yếu tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
+ Cứng nhắc, không chấp nhận rủi ro khi triển khai các ý tưởng, biện pháp, sáng kiến mới.
7. Lời đánh giá về khả năng ứng dụng công nghệ vào công việc
– Tuyên Dương
+ Có kiến thức và nền tảng hay có kinh nghiệm sử dụng công nghệ đạt hiệu quả cao.
+ Nắm và hiểu những khái niệm về kỹ thuật, công nghệ.
+ Luôn vận dụng và đi đầu việc áp dụng công nghệ vào công việc.
+ Luôn tìm tòi và ứng dụng công nghệ, phần mềm vào doanh nghiệp giúp nâng cao năng suất thời gian, nhân lực
– Phê Bình
+ Thiếu kiến thức, không có ý định học hỏi tìm tòi, lắng nghe và ứng dụng công nghệ.
+ Cải thiện hiểu biết của bản thân về công nghệ.
+ Gặp khó khăn khi áp dụng công nghệ vào công việc.
>>> Xem thêm: Quy trình đánh giá nhân viên chính xác nhất cho các doanh nghiệp
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ tới bạn đọc tổng hợp 30+ lời nhận xét đánh giá nhân viên hay nhất. Bạn đọc tham khảo để nâng cao mối quan hệ và năng suất làm việc nhân sự. Hy vọng nội dung trên sẽ hữu ích với bạn đọc.
Nếu cần trợ giúp, đừng ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn! Tham gia ngay!
Hotline / Zalo: 0398.252.209
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Telegarm: @haomarketing
Facebook: Vũ Chấn Hào
Fanpage: Phần mềm Marketing Online 4.0
Youtube: Chấn Hào Ninja