Kinh doanh online đang dần trở nên phổ biến và ngày càng được ưa chuộng. Vì thế, mức độ cạnh tranh trong ngành bán hàng online này ngày càng tăng. Nhiều newbie mới vào nghề đang phân vân không biết nên bàn hàng trên sàn thương mại nào: facebook hay shopee? Đừng vội lướt qua bài viết này, Phần mềm Ninja sẽ phân tích cho bạn nên bán hàng trên facebook hay shopee.
I. Bán hàng trên facebook là gì? Bán hàng trên shopee là gì?
Facebook là mạng xã hội cho phép người dùng đăng tải, chia sẻ cảm xúc cá nhân, hình ảnh, video. Vì thế, bán hàng trên facebook chính là quảng cáo, tiếp thị, trao đổi, buôn bán những sản phẩm. Đó là thể là đăng trên trang cá nhân, hội nhóm… Ngoài ra, bạn có thể chạy quảng cáo trả phí để tiếp cận được với nhiều người dung hơn.
Trong khi đó, shopee là sàn thương mại điện tử. Tức là nơi đây sẽ diễn ra các hoạt động trao đổi và buôn bán online. Người bán đăng sản phẩm. Khách hàng tìm hiểu sản phẩm và đặt mua. Dịch vụ chuyển hàng được tích hợp trên nền tảng này.
II. Phân tích bán hàng trên facebook và shopee
Để đưa ra kết luận nên bán hàng trên facebook hay shopee, chúng ta sẽ so sánh trên các phương diện sau
1. Mức độ cạnh tranh giữa các mặt hàng
Theo các chuyên gia, mức độ cạnh tranh ở Shopee cao hơn rất nhiều lần ở Facebook. Lý giải cho nhận định này dựa vào bản chất của các nền tảng. Trong khi đại đa số người dùng sử dụng Facebook cho mục đích giải trí thì người dùng mà Shopee hướng tới là người mua và người bán. Vậy nên, ở Facebook sẽ có rất ít người bán và nhiều người mua. Trong khi đó ở shopee thì 2 con số này không chênh nhiều. Các shop nên sử dụng slogan thu hút khách hàng, chốt đơn nhanh chóng
Ngoài ra, Shopee công khai mọi thứ liên quan đến sản phẩm:
- Giá bán
- Đánh giá từ người dùng (số sao và bình luận)
- Số lượng sản phẩm bán ra. Shop có số lượng bán càng cao được ưu tiên đẩy lên thứ hạng cao hơn khi người dùng tìm kiếm.
Điều này làm cho người dùng cũng sẽ tin tưởng hơn vào sản phẩm bạn đang kinh doanh. Tuy nhiên điều này sẽ gây bất lợi đối với newbie mới vào nghề. Còn ở mạng xã hội Facebook thì không cần như vậy.
2. Chi phí bán hàng
Nếu bán hàng trên Facebook thì thường sẽ có sẵn tệp khách hàng là list friend của chính nick đấy. Ngoài ra, để sản phẩm đến được nhiều người biết hơn cần thêm chiến dịch marketing hiệu quả. Vậy nên người bán chỉ cần tốn chi phí quảng cáo. Ngoài ra sản phẩm bán được sẽ được hưởng 100% tiền từ khách hàng.
Điều này khác hoàn toàn so với Shopee bởi người kinh doanh ở đây ít nhất cần bỏ ra:
- Chia sẻ lợi nhuận thu về từ sản phẩm kinh doanh. Con số này thay đổi theo chính sách từ Shopee, dao động từ 3-5%. Phí này thường được gọi là phí sà- Chi phí quảng cáo sản phẩm. Trong đó bao gồm cả chi phí chạy quảng cáo shopee.
- Chi phí quảng cáo sản phẩm. Trong đó bao gồm cả chi phí chạy quảng cáo shopee trên các nền tảng xã hội khác như Facebook để tiếp cận người dùng. Người bán đầu tư mua đơn hàng ảo để tăng uy tín với người dùng. Chi phí cho khoản này cũng rất lớn. Bạn có thể dùng phần mềm quản lí bán hàng shopee mới nhất.
Tuy nhiên, nếu bán hàng trên facebook, bên cạnh chạy Google Ads thì bạn nên sử dụng các phần mềm cung cấp giải pháp marketing khác để tăng hiệu quả kinh doanh.
3. Tiếp cận khách hàng
Muốn tiếp cận khách hàng trên Shopee người bán cần đầu tư nhiều công sức và tiền bạc để trở thành SHOP XU HƯỚNG hoặc SHOP BÁN CHẠY. Nhiều shop phải bỏ tiền ra thuê người seeding hoặc mua sản phẩm để tăng lượt bán hàng. Sàn thương mại điện tử này thậm chí phải kéo người dùng từ mạng xã hội theo hình thức Affiliate.
Với Facebook, bạn có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng đơn giản. Họ có thể là bạn bè, là thành viên cùng nhóm hoặc những người quan tâm đến sản phẩm like/theo dõi fanpage của bạn. Người dùng có thể chạy quảng cáo để tiếp cận đúng đối tượng người dùng một cách hiệu quả nhất. Các mẫu content thu hút khách hàng được sử dụng để tạo ấn tượng với người dùng.
III. Nên bán hàng trên facebook hay shopee?
Như vậy, với sự phân tích ở trên, chắc hẳn chúng ta đã có câu trả lời cho việc nên bán hàng trên facebook hay shopee. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, nếu bạn kinh doanh theo mô hình khởi nghiệp nhỏ thì bạn nên bắt đầu bán trên facebook. Khách hàng đầu tiên sẽ là bạn bè, người thân của bạn. Khi bạn giữ được shop với lượng khách nhất định và muốn mở rộng thêm thị trường khách hàng, thì hãy tham gia vào shopee.
Bạn cũng nên cân nhắc kĩ lưỡng về việc gia nhập thị trường cạnh tranh shopee. Bởi từ cuối năm 2021 khi Shopee thay đổi chính sách, không cho phép người mua và người bán chọn đơn vị vận chuyển mà do sàn điều hướng gây ra vô số rắc rối và cản trở khác
Như vậy, bài viết đã giúp bạn có cái nhìn bao quát về nên bán hàng trên facebook hay shopee. Để từ đó bạn có thể tự đưa ra sự lựa chọn cho chính shop của mình. Chúc các bạn thành công!
Nếu cần trợ giúp, đừng ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn! Tham gia ngay!
Hotline / Zalo: 0398.252.209
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Telegarm: @haomarketing
Facebook: Vũ Chấn Hào
Fanpage: Phần mềm Marketing Online 4.0
Youtube: Chấn Hào Ninja